Vấn đề sở hữu cổ phần tại Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang Hồ Thị Kim Thoa

Tính đến ngày 30-11-2016, bà Hồ Thị Kim Thoa nắm giữ 1.686.415 cổ phiếu DQC, tương đương 4,91% vốn, với giá trị ước tính trên 100 tỉ đồng.[15]

Con gái lớn của bà Thoa là bà Nguyễn Thái Nga, sinh năm 1984, tham gia thành viên HĐQT từ tháng 3.2014 và giữ chức Giám đốc chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang từ tháng 6.2013. Ngày 17/11/2015, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thái Nga, thành viên Hội đồng quản trị, làm Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đèn Điện Quang. Bà Nga sở hữu 4,1 triệu cổ phiếu, tương đương tỉ lệ sở hữu là 12,01%.[15]

Một người con gái khác của bà Hồ Thị Kim Thoa là Nguyễn Thái Quỳnh Lê cũng nắm giữ hơn 2,23 triệu cổ phiếu DQC, tương đương 6,49%, với giá trị đạt hơn 131,5 tỷ đồng tính theo giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ngày 11/4/2016, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thái Quỳnh Lê giữ chức Giám đốc Dự án Công ty CP Bóng đèn Điện Quang.[16]

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty là ông Hồ Quỳnh Hưng, sinh năm 1971, em trai bà Hồ Thị Kim Thoa nắm cổ đông lớn thứ 4 tại Điện Quang.Ông Hưng đang sở hữu hơn 2,5 triệu cổ phiếu DQC, lượng cổ phiếu này có giá trị gần 144 tỷ đồng. Với khối tài sản này, ông Hưng lọt vào Top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Xuân, mẹ bà Thoa[17] cũng có tên trong danh sách cổ đông của Điện Quang. Bà Xuân sở hữu hơn 1,2 triệu cổ phiếu DQC. Nhờ DQC, tài sản trên thị trường chứng khoán của bà Xuân đạt gần 70 tỷ đồng.

Ngoài ra, cháu ruột của bà Thoa là ông Hồ Đức Dũng (con trai ông Hồ Đức Lam, em trai bà Thoa) cũng đang nắm giữ 4,9% cổ phần của Điện Quang.[18][19]

Như vậy, với việc nắm giữ lượng cổ phiếu lớn của DQC, gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đang sở hữu khối tài sản lên tới hơn 718 tỉ đồng. Ngoài giá trị cổ phiếu, tài sản của gia đình bà Thoa còn được bổ sung bằng cổ tức.[15][20]

Một thành viên khác trong gia đình bà Thoa là ông Hồ Đức Lam, em trai bà Thoa, sinh năm 1962[19], hiện đang là thành viên HĐQT tại Bóng đèn Điện Quang. Tuy không nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp này nhưng ông Lam đang sở hữu khoảng 65% cổ phần tại Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông (RDP) và là nhân vật có quyền chi phối mọi hoạt động tại đây.[18]

Thắc mắc chuyên gia

  • TS Ngô Minh Hải - phó trưởng ban Câu lạc bộ doanh nghiệp nhà nước (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) đặt câu hỏi, “liệu có vấn đề lợi dụng cổ phần hóa để sở hữu cổ phần?”.[15]
  • Câu hỏi thứ hai được ông Hải nêu ra là khi ở vị trí thứ trưởng Bộ Công thương, mặc dù sở hữu lượng lớn cổ phần tại Công ty Điện Quang nhưng tại sao bà Thoa vẫn được Bộ Công thương phân công quản lý chính lĩnh vực có liên quan đến công ty này? Theo ông Hải, việc một cán bộ nhà nước và người nhà sở hữu lượng lớn cổ phần tại doanh nghiệp, nhưng lại đồng thời nắm vai trò quản lý lĩnh vực liên quan sẽ có nguy cơ tạo nên đặc quyền, đặc lợi cho doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, có thể sẽ tạo ra sự thiếu minh bạch và thiếu công bằng với doanh nghiệp khác trên thị trường. LS Trương Thanh Đức - Trung tâm Trọng tài quốc tế - cho rằng nếu một cán bộ lãnh đạo vừa quản lý, vừa nắm cổ phần lớn tại doanh nghiệp, và người nhà lại nắm giữ các vị trí chủ chốt, tức là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Do đó, với trường hợp này cần xem xét có hay không việc vi phạm quy định tại Luật doanh nghiệp, Luật phòng chống tham nhũng.[15]
  • Chuyên gia tài chính - chứng khoán TS Đinh Thế Hiển cho rằng, cần làm rõ những nghi vấn về quá trình thâu tóm cổ phần tại Cty CP Điện Quang của gia đình Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa.[21]
  • Báo CaeF đặt câu hỏi: Vậy thì tài sản ấy từ đâu mà có? Phải chăng nó là kết quả của những cái “bắt tay quyền lực” để lũng đoạn chính sách? Phải chăng nó được hình thành từ những cái “sân sau” của cán bộ lãnh đạo? Phải chăng nó còn là hệ quả của việc hiện nay chúng ta chưa kiểm soát được quyền lực, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn? [22]
  • TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm giải đáp rõ: Tại sao bà Thoa lại có nhiều cổ phần như vậy? tiền mua cổ phiếu của bà Thoa lấy từ nguồn nào? kênh nào? có minh bạch không? Việc sở hữu cổ phần của bà Thoa có hợp pháp không? Về việc các thành viên gia đình có quá nhiều cổ phần tại công ty này, thì cần làm rõ, liệu việc cổ phần hóa doanh nghiệp này có được thực hiện một cách minh bạch? Cổ phần đó được mua đi bán lại ra sao? [18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hồ Thị Kim Thoa http://vnexpress.net/infographics/doanh-nghiep/nhu... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thu-truong-ho... http://cafef.vn/vu-viec-thu-truong-ho-thi-kim-thoa... http://s.cafef.vn/ceo/CEO_03710/ong-ho-quynh-hung.... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://laodong.com.vn/kinh-te/ba-ho-thi-kim-thoa-d... http://hoinhabaovietnam.vn/Tuong-Le-Van-Cuong-De-n... http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Co-nen-xem-xet-dinh-c... http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Thu-truong-Ho-Thi-Kim...